Bệnh tuyến giáp kiêng đậu nành có đúng hay không? Ngoài đậu nành bạn cần kiêng gì nữa sẽ được chia sẻ trong bài viết cho bạn tham khảo. Hy vọng với lượng thông tin dưới đây có thể giúp bạn trả lời câu hỏi nhiều người thắc mắc rằng u tuyến giáp có nên uống sữa đậu nành không?
Bệnh về tuyến giáp đang ngày càng phát triển và phổ biến hơn trong cộng đồng chúng ta. Vì vậy tìm hiểu về bệnh chính là cách giúp bạn tránh đi những hậu quả tồi tệ khác nếu bạn mắc phải bệnh. Và bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết về một khía cạnh được nhiều người quan tâm liên quan đến tuyến giáp là đậu nành.
Bệnh tuyến giáp kiêng đậu nành đúng không?
Đối với bệnh nhân tuyến giáp, những thực phẩm ăn vào trong quá trình điều trị bệnh là vô cùng quan trọng. Chúng có thể tác động tích cực giúp bệnh tiến triển tốt hơn và cũng có thể ngược lại nếu ăn uống sai cách. Vậy với đậu nành có tác dụng như thế nào đối với người bị bệnh về tuyến giáp?
Theo nghiên cứu, trong đậu nành có chứa goitrogen – một hoạt chất có khả năng đẩy nhanh quá trình phì đại tuyến giáp như bướu cổ. Vậy bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không? Câu trả không vì chúng cũng có nguồn gốc từ hạt đậu nành nên thành phần dinh dưỡng rất giống nhau. Vì vậy, không nên uống chúng trong thời gian chữa bệnh này.

Tiêu thụ một lượng lớn đậu nành có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh và ở một số người có thể làm tăng yếu tố kháng giáp, giảm chức năng tuyến giáp. Một số ý kiến cho rằng đây có khả năng là nguyên nhân gây nên căn bệnh u tuyến giáp. Đối với những người bị bướu cổ tuyến giáp do thiếu i-ốt, sử dụng nhiều đậu nành, mầm đậu nành có thể mang đến nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe.Bệnh tuyến giáp nên ăn và không nên ăn gì?
1. Bệnh tuyến giáp nên ăn gì?
Thực phẩm giàu iốt: Tuyến giáp cần iốt để sản xuất các kích thích tố cần thiết. Nếu bạn muốn tìm nguồn thực phẩm giàu i-ốt tự nhiên, hãy chọn rong biển, cá biển, cua, ghẹ… hoặc những thực phẩm có bổ sung i-ốt như muối i-ốt và bổ sung thường xuyên để cơ thể không bị thiếu i-ốt.
Rau lá xanh: Rau bina, rau cải xoăn, rau diếp, … đều là những loại rau lá xanh có chứa nguồn magie và khoáng chất dồi dào. Thường xuyên ăn các loại rau lá xanh không chỉ hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp mà còn giảm mệt mỏi, chuột rút cơ bắp và thay đổi nhịp tim của cơ thể.
Các loại hạt: Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí… cũng là nguồn cung cấp sắt và magiê dồi dào nên rất tốt cho tuyến giáp. Không chỉ vậy, các loại hạt còn cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin E và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru hơn.

2. Bệnh tuyến giáp không nên ăn gì?
Thức ăn từ nội tạng động vật: Thận, tim hoặc gan đều chứa nhiều axit lipoic, một loại axit béo có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Axit lipoic thậm chí có thể tương tác với các loại thuốc tuyến giáp bạn đang dùng.
Thực phẩm có chứa gluten: Gluten thường được tìm thấy trong thực phẩm như lúa mì, lúa mạch,… nó có hại khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh celiac. Vì gluten có thể làm hỏng đường tiêu hóa của những người mắc bệnh celiac. Bên cạnh đó, nó gây ra vô số vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tuyến giáp. Từ đó có thể gây ra bệnh Hashimoto (viêm tuyến giáp) và bệnh Graves (cường giáp).
Chất xơ và đường: Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng bạn cũng không nên ăn quá thường xuyên vì có thể ngăn cản quá trình hấp thu thuốc vào cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên ăn đủ chất xơ hàng ngày theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng. Mặt khác, đường và chất ngọt cũng có thể gây suy giáp. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng, từ đó gây tăng cân và hạn chế hoạt động của tuyến giáp.

Cách phòng tránh ung thư tuyến giáp
- Tránh bức xạ: Bức xạ từ môi trường sống và làm việc gây ra đột biến gen và hình thành các tế bào ung thư trong cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp. Vì vậy, cần tránh sống và làm việc trong môi trường có tia bức xạ như nơi sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy điện nguyên tử,… Trường hợp phải làm việc trong môi trường không an toàn thì cần sử dụng thiết bị bảo hộ tiêu chuẩn.
- Giữ cơ thể cân đối: Khi cơ thể không được cân bằng sẽ dễ mắc một số bệnh, trong đó có ung thư tuyến giáp. Vì vậy, cần giữ thân hình cân đối bằng cách giữ thói quen ăn uống lành mạnh, có chế độ luyện tập phù hợp, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc, đúng giờ, ăn uống khoa học,…
- Không sử dụng rượu bia và chất kích thích vì chúng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến giáp.
- Bạn cũng cần tầm soát ung thư định kỳ để phòng ngừa và chữa trị bệnh kịp thời.
Giờ thì bạn đã biết bệnh tuyến giáp kiêng đậu có phải là sự thật hay không rồi phải không nào. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống lẫn cách phòng tránh bệnh về tuyến giáp.