căng cơ gân kheo
Sức khỏe

Căng cơ gân kheo nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Căng cơ gân kheo được xem là một nhóm cơ đặc biệt và nằm ở phía sau đùi. Đây là cầu nối giữa xương ngồi với xương ở cẳng chân. Chính vì thế vùng cơ này có tác dụng trong việc chúng ta gập gối hay ưỡn người ra phía sau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Các cơ gân kheo sẽ không được sử dụng trong việc đi đứng hoặc đi bộ. Nhưng nó lại hoạt động nhiều trong việc gập đầu gối như chạy nhảy hoặc leo núi. Vậy thì nếu bị căng cơ gân kheo dấu hiệu là gì? Nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào? 

căng cơ gân kheo
Chấn thương cơ gân kheo là gì?

Chấn thương gây căng cơ gân kheo

Chấn thương gân khoeo hay bị đau gân kheo, là một thuật ngữ chỉ tình trạng một hoặc nhiều gân kheo bị căng ra quá mức hoặc thậm chí bị rách. Loại chấn thương này thường gặp trong nhiều hoạt động liên quan đến chạy hoặc nhảy, hoặc nếu bạn căng cơ quá mức do một số hoạt động nhất định, loại chấn thương này cũng có thể xảy ra.

Các chấn thương gân kheo ngày nay được phân loại theo tình trạng và mức độ căng cơ, bao gồm:

  • Độ 1: Căng cơ và các vết rách nhỏ. Khi sợi cơ chỉ giãn và không bị rách là mức độ nhẹ và tiên lượng tốt. Người bệnh chỉ cảm thấy đau và sưng nhẹ ở mặt sau đùi.
  • Độ 2: Bệnh nhân bị rách một phần cơ căng. Người bệnh cảm thấy đau và sưng hơn, một số cử động khó khăn hơn bình thường.
  • Độ 3: Độ căng nặng và rách cơ hoàn toàn, cần phẫu thuật chỉnh sửa. Đây là mức độ nghiêm trọng nhất của trường hợp rách gân đùi, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh rất hiếm. Đến mức này, gân kheo bị rách và tách hoàn toàn khỏi gân. Các triệu chứng thường gặp là đau dữ dội, sưng tấy, bầm tím và hoàn toàn không thể cử động gân kheo.

Nguyên nhân dẫn đến căng cơ gân kheo 

căng cơ gân kheo
Nguyên nhân dẫn đến các chấn thương về cơ gân kheo

Các cơ này cho phép bạn duỗi thẳng chân ra phía sau và uốn cong đầu gối. Khi bất kỳ một trong những cơ này vượt quá giới hạn của nó trong quá trình hoạt động thể chất, nó có thể gây ra chấn thương. Nó thường liên quan đến hoạt động chạy, nhất là khi người bệnh tập luyện với tốc độ cao ngay từ đầu hoặc dừng đột ngột khi đang chạy khiến các cơ không có thời gian thích ứng.

Các hoạt động này sẽ được mở rộng quá mức. Khi tình trạng này kéo dài, các cơ sẽ dần bị đứt hoặc rách, gây tổn thương cơ gân kheo. Chấn thương gân khoeo có thể xảy ra ở nam và nữ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây chấn thương gân kheo

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi thường đối mặt với nguy cơ mắc chấn thương cao hơn.
  • Chấn thương tương tự trước đó: Sau chấn thương gân khoeo, bạn có nhiều khả năng bị chấn thương trở lại, đặc biệt nếu bạn cố gắng tiếp tục mọi hoạt động ở cường độ cao trước khi chấn thương, trước khi cơ có thời gian chữa lành và tái tạo sức mạnh.
  • Các dây thần kinh ở lưng dưới bị nén.
  • Thường xuyên hoạt động thể chất quá mức.
  • Hay mệt mỏi, sức khỏe kém
  • Cơ bắp thiếu thăng bằng hoặc thiếu linh hoạt khiến chúng không thể chịu được toàn bộ sức mạnh của một hoạt động cụ thể, đồng thời chúng không thể đối phó với áp lực tập luyện và dễ bị chấn thương hơn. Gây căng cơ, chấn thương gân khoeo
  • Mất cân bằng cơ: Khi một nhóm cơ mạnh hơn nhiều so với nhóm cơ đối diện của nó, sự mất cân bằng có thể gây căng cơ. Điều này thường xảy ra ở gân kheo. Cơ tứ đầu đùi trước thường hoạt động nhiều hơn. Trong bài tập tốc độ cao, gân kheo nhanh mỏi hơn cơ tứ đầu. Sự mệt mỏi này có thể dẫn đến căng cơ và dễ gây chấn thương gân kheo.

Các triệu chứng chấn thương gân kheo

Các triệu chứng của chấn thương gân khoeo:

  • Đau sau đùi khi vận động hoặc đi bộ: đây là dấu hiệu phổ biến nhất
  • Cứng cơ, căng cơ;
  • Sưng hoặc bầm tím tại khu vực bị thương;
  • Khó uốn cong hoặc duỗi chân.

Xem thêm:

Căng cơ bắp chân khi chạy bộ là do nguyên nhân nào?

Điều trị căng cơ gân kheo như thế nào?

căng cơ gân kheo
Yoga làm giãn căng cơ kheo rất hiệu quả

Chấn thương căng cơ gân kheo là một chấn thương nguy hiểm, vì vậy bệnh nhân nặng nên đến trung tâm y tế để khám và điều trị càng sớm càng tốt. Do đó, việc điều trị cũng dựa trên mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

  • Sau khi được chẩn đoán chấn thương gân khoeo, người bệnh cần được nghỉ ngơi, tránh các hoạt động gắng sức làm nặng thêm tổn thương và gây tổn thương vĩnh viễn.
  • Người bệnh có thể dùng đá viên để giảm đau.
  • Hạn chế sưng tấy bằng cách quấn băng quanh vùng bị thương và kê một chiếc gối dưới đùi để giúp nâng cao chân.
  • Khi cơn đau kéo dài, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen (paracetamol) để cải thiện cơn đau.
  • Nếu chấn thương quá nặng (rách gân kheo hoàn toàn), có thể phải can thiệp phẫu thuật
  • Thời gian hồi phục có thể mất từ ​​6 đến 18 tuần, sau đó bệnh nhân cần từ từ tiếp tục các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh.
  • Những bài tập yoga giãn cơ gân kheo khi bạn chấn thương ở mức độ nhẹ cũng có thể giúp bạn giảm tình trạng này hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin về căng cơ gân kheo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng với những kiến thức về chấn thương gân kheo trên đây bạn đã có thêm những kiến thức cho mình nhé!

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *