đau bụng khi mang thai
Sức khỏe

Đau bụng khi mang thai là dấu hiệu bình thường? Chúng kéo dài trong bao lâu?

Đau bụng khi mang thai là dấu hiệu bình thường có phải không? Chúng được kéo dài trong bao lâu? Những câu hỏi này sẽ được chia sẻ trong bài viết này. Cùng với những triệu chứng khác bất thường có thể mang đến nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe mẹ bầu mà bạn cần chú ý đến.

Nhiều mẹ bầu thường có cảm giác đau bụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Mặc dù đau bụng trong giai đoạn đầu là điều khá bình thường nhưng khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, thai phụ cũng không nên chủ quan. Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu rõ ràng không những các thông tin trên internet mà còn phải từ chính những người có chuyên môn đó là bác sĩ khoa sản nữa nhé.

Đau bụng khi mang thai là dấu hiệu bình thường phải không?

Đau bụng khi mang thai là một triệu chứng phổ biến đối với nhiều phụ nữ khi mang thai. Bình thường, thai nhi đã có trong bụng mẹ, càng ngày càng lớn dần, điều đó đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ cũng phải lớn lên để kịp cho thai nhi phát triển, kéo theo hai dây chằng tròn hai bên giãn ra và lớn dần lên. Khi mẹ hoạt động nhiều, thường xuyên di chuyển sẽ khiến các dây chằng bị căng, giãn nhiều hơn và gây ra các cơn đau bụng.

Mỗi lần mang thai là một trải nghiệm khác nhau, vì vậy đôi khi những lý do gây đau bụng cũng khác nhau. Đối với việc mẹ bầu đau bụng khi mang thai tháng đầu không có gì nguy hiểm, nhưng bạn cần phải chú ý khi có các triệu chứng bất thường gây nguy hiểm cho bạn.

đau bụng khi mang thai
Mang thai bị đau bụng là dấu hiệu bình thường phải không?

Triệu chứng mang thai bị đau bụng gây nguy hiểm

Triệu chứng đau bụng khi mang thai xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, đây là dấu hiệu bất thường có thể ảnh hưởng lớn đến thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Triệu chứng của cơn đau bụng này là đau từ vùng rốn trở xuống trên xương mu, cơn đau đặc trưng có thể là đau bụng lâm râm, hoặc đau bụng từng cơn…

Mang thai bị đau bụng cũng là một tình trạng bệnh lý, thường đe dọa sẩy thai. Chúng có thể xảy ra vào những tháng tiếp theo, đặc biệt là đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 đến ngày bắt đầu chuyển dạ. Những cơn đau bụng xuất hiện trong giai đoạn này thường là do động thai hoặc dọa sinh non, rau tiền đạo…

Một khi có dấu hiệu đau bụng hay chúng có xu hướng tăng lên hoặc kèm theo các triệu chứng khác như: nôn trớ, đau tăng khi đi tiểu, đại tiện, thay đổi tính chất của phân (có đàm hoặc máu, phân lỏng), sốt, ra máu âm đạo,…Nhất thiết các mẹ phải đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị, cắt cơn đau bụng, điều trị tránh thai để đảm bảo thai nhi được an toàn và phát triển tốt.

Ngoài đau bụng khi mang thai còn có những nguyên nhân liên quan đến sản phụ khoa. Triệu chứng đau bụng cũng có thể gặp khi mẹ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, mẹ bị viêm ruột thừa, mẹ bị sỏi thận,…

đau bụng khi mang thai
Triệu chứng đau bụng nguy hiểm khi mang thai

Đau bụng khi mang thai kéo dài bao lâu

Thông thường, tình trạng đau bụng khi mới mang thai kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày, cơn đau không tăng lên mà có xu hướng giảm dần. Trong 10 phụ nữ mang thai thì có tới 9 người sẽ trải qua cảm giác này khi thai nhi bắt đầu chui sâu vào niêm mạc tử cung để làm tổ.

Tuy nhiên, khi bước sang những tháng tiếp theo, khi thai nhi lớn hơn, cảm giác đau bụng vẫn có thể xuất hiện. Điều này thường là do căng cơ và dây chằng, do phải nâng đỡ tử cung đang phát triển. Thông thường, bà bầu cảm thấy đau bụng khi ho, khi ngồi xổm hoặc khi ngủ dậy. Ngoài ra, cơn đau còn xuất hiện vào tháng cuối trước khi sinh do dịch vị tăng lên, chướng bụng.

Mẹ bầu nên làm gì khi đau bụng

  • Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt ăn nhiều rau và trái cây có thể giảm đau.
  • Bổ sung lượng khoáng chất phù hợp, có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu để cơn đau không trở nên tồi tệ hơn.
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh thực phẩm chế biến sẵn và nhiều tinh bột. Mang thai là thời điểm bà bầu thường bị táo bón, có thể gây đau bụng. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cơm, bánh mì trắng và mì ống với lượng vừa phải.
  • Nghe nhạc, đọc sách, thư giãn giúp giảm căng thẳng khiến mẹ bầu quên đi cảm giác đau bụng.
  • Đừng đứng quá lâu và cố gắng ngủ nhiều nhất có thể.
đau bụng khi mang thai
Mẹ bầu nên tập yoga khi đau bụng

Trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết cho bạn đối với vấn đề đau bụng khi mang thai của phụ nữ. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu tốt hơn. Và đừng quên khám bác sĩ phụ sản thường xuyên để phát hiện những triệu chứng bất thường và chữa trị kịp thời nhé.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *