Đau bụng rối loạn tiêu hóa nên làm gì? Và cần được chữa trị thế nào? Những câu hỏi này sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ bổ sung cho bạn nguyên nhân do đâu và kèm theo những triệu chứng nào nữa của bệnh.
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bất thường của hệ tiêu hóa có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải. Bài viết dưới đây, sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về tình trạng này, bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả nhất.
Xem nhanh
Nguyên nhân đau bụng rối loạn tiêu hóa
Đây không phải là một bệnh lý mà là do hậu quả của một số nguyên nhân nhất định. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài và không được điều trị dứt điểm, người bệnh rất có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, điển hình là ung thư đường ruột. Bạn có thể điểm qua một số nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa đau bụng âm ỉ dưới đây:
1. Viêm đại tràng
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Viêm đại tràng có thể do lỵ amip, shigella,… gây ra hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra còn có các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng,… ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất.

2. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Các vi khuẩn đường ruột có tác dụng điều hòa quá trình tiêu hóa và lên men trong đường ruột. Khi mất cân bằng hệ vi sinh vật này sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa thức ăn. Nguyên nhân sâu xa của sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là do lạm dụng kháng sinh, thường gặp nhất ở trẻ em.
3. Chế độ ăn uống
Tiêu thụ thức ăn và đồ uống không hợp vệ sinh, những chất có ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa đều có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, việc ăn uống không hợp lý, không điều độ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Uống nhiều rượu cũng là nguyên nhân phổ biến làm xuất hiện rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Rượu có thể làm mất cân bằng độ pH của dạ dày, rửa trôi men tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Triệu chứng đau bụng rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau, có thể xảy ra đồng thời ở nhiều bộ phận trong hệ tiêu hóa, cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định. Các triệu chứng thường gặp như:
Đầy hơi: luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu, nhất là sau khi ăn xong. Thức ăn không được tiêu hóa hết, ứ đọng trong đường tiêu hóa gây ra tình trạng này.
- Buồn nôn, nôn: Nguyên nhân do kích thích đường tiêu hóa sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn.
- Ợ chua: Rối loạn dạ dày, tá tràng thường gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua. Nếu bạn thấy mình lúc nào cũng có những biểu hiện này thì có nghĩa là bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa.
- Đau bụng âm ỉ: Hầu như ai bị rối loạn tiêu hóa cũng kèm theo đau bụng. Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng bụng trên, vùng bụng và vùng bụng dưới. Ban đầu bệnh nhẹ, sau đó lan rộng và nặng hơn, nhất là sau khi ăn đồ cay nóng, chua hoặc ngộ độc thực phẩm.
- Đại tiện bất thường: các dấu hiệu bao gồm tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,… đều do rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược.
- Chán ăn: Khi gặp các vấn đề về tiêu hóa, người bệnh thường có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống.

Đau bụng rối loạn tiêu hoá nên làm gì?
Một khi cơ thể bạn xuất hiện tình trạng này thì cách chữa đau bụng rối loạn tiêu hóa sẽ được thực hiện như sau:
1. Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn và nước uống là những thứ dễ gây rối loạn tiêu hóa nhất. Vì vậy, việc cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa là điều cần thiết. Nên ăn thức ăn đã nấu chín, không nên ăn thức ăn quá nóng, quá chua, quá nhiều chất đạm, chất béo. Bệnh nhân tiêu chảy mãn tính không nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Người bệnh nên được bổ sung men tiêu hóa và các loại nước giải khát hỗ trợ tiêu hóa.

2. Sử dụng thuốc
Bạn có thể dùng thuốc kháng sinh đúng liều lượng để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Vì vậy bạn cần đi khám và yêu cầu bác sĩ chỉ định điều trị nếu xuất hiện các triệu chứng nặng.
3. Điều trị tại bệnh viện
Rối loạn tiêu hóa nặng cần cấp cứu kịp thời tại bệnh viện. Bệnh nhân sẽ được truyền chất lỏng nếu họ bị mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Những trường hợp sốt cao, mất máu do máu chảy nhiều, tiêu chảy, mất nước,… cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Thông thường, đau bụng rối loạn tiêu hóa sẽ chỉ ở mức độ nhẹ và ít xảy ra. Nhưng khi các triệu chứng kéo dài và nặng hơn như tiêu chảy ra máu, phân lỏng và rắn xen kẽ, sụt cân nhanh chóng,… chứng tỏ bệnh của bạn đã khá nặng. Lúc này hãy sớm liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.