Các bậc phụ huynh thường cho rằng trẻ càng bụ bẫm thì sẽ càng đáng yêu và khỏe mạnh. Tuy nhiên, có thể bạn không biết đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tham khảo bài viết sau để có cách phòng bệnh béo phì cho trẻ hiệu quả.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh béo phì ở trẻ em đang dần trở nên tăng nhanh. Đây là một dấu hiệu tiềm ẩn báo hiệu nhiều biến chứng nghiêm trọng trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ mách cho bạn cách điều trị và phòng bệnh béo phì cho trẻ.
Xem nhanh
Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ
Để phòng ngừa bệnh béo phì cho trẻ, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra chúng. Nhìn chung, bệnh béo phì ở trẻ là do một số nguyên nhân sau đây:
1.1. Yếu tố di truyền
Nhiều cuộc nghiên cứu đã được tiến hành và chỉ ra rằng thừa cân, béo phì có tính di truyền. Càng nhiều thành viên trong gia đình bị béo phì thì trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị béo phì.
1.2. Lười vận động

Theo một cuộc nghiên cứu, béo phì có mối liên hệ mật thiết đối với việc lười vận động. Trong đó, thời gian trẻ thường ngồi trước màn hình là nguyên nhân chủ yếu gây ra. Ngoài ra, thời gian ngồi một chỗ tăng lên sẽ làm giảm thời gian vận động và giảm thể lực. Việc ăn vặt với những loại thực phẩm có nhiều chất béo và đường sẽ gây béo phì.
1.3. Yếu tố tâm lý
Tâm lý chung của nhiều phụ huynh thường cho rằng trẻ nhỏ mũm mĩm mới đáng yêu. Nhưng bố mẹ không biết được bệnh béo phì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trên thực tế, những đứa trẻ thường hiếu động và có thói quen chạy nhảy thường mạnh khỏe hơn. Và những đứa trẻ mũm mĩm sẽ phát triển chậm về mặt thể chất và trí não.
1.4. Do mắc các bệnh lý
Trẻ bị béo phì do một số bệnh lý như bệnh suy giáp, bệnh cường năng tuyến thượng thận,.. Một số trường hợp có thể do phụ huynh cho trẻ sử dụng thuốc mà gây nên.
Các nguyên tắc giúp điều trị thừa cân, béo phì cho trẻ
Để điều trị và phòng ngừa bệnh béo phì cho trẻ bạn cần lưu ý một số điều:
2.1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý
- Chế độ ăn uống của trẻ cần phải đa dạng và cân đối hợp lý. Bạn nên phối hợp nhiều loại thực phẩm, tránh ăn cùng một món ăn nào đó.
- Cho trẻ ăn đúng giờ và chia thành nhiều bữa để không bị no hoặc không đói. Cho trẻ ăn trước khi đói và dừng ăn trước khi vừa no, tránh ăn sau 8 giờ tối.
- Cho trẻ ăn chậm, nhai kỹ vào mỗi bữa ăn kéo dài trong 20 phút.
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu năng lượng như thức ăn chiên xào và dầu mỡ. Các mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại rau xanh và hoa quả ít ngọt. Bạn nên cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc loại sữa không đường tách béo.
2.2. Thực hiện vận động phù hợp

Khi vận động, tim mạch của trẻ sẽ hoạt động một cách tích cực hơn. Trong máu có chứa nhiều oxy và dưỡng chất cần thiết giúp nuôi dưỡng bộ phận trên cơ thể. Nhờ vào đó, não bộ của trẻ cũng được hoạt động hiệu quả hơn. Các hoạt động thể thao như tập thể dục, kéo co,… đều kích thích nơron giúp nuôi dưỡng những khớp thần kinh. Điều này giúp tăng khả năng nhớ lâu và tiếp thu cho trẻ nhỏ. Một nghiên cứu cho thấy, những học sinh thường vận động sẽ đạt kết quả cao và thông minh hơn. Những đứa trẻ này thường khỏe mạnh và thân hình cân đối hơn so với những trẻ ít vận động.
Một số cách phòng bệnh béo phì cho trẻ tùy theo độ tuổi
Đối với những trẻ có độ tuổi khác nhau sẽ có cách phòng bệnh béo phì như sau:
3.1. Cách phòng bệnh béo phì cho từ 0 – 5 tuổi
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học cho người mẹ trong thời kỳ mang thai. Mức độ tăng cân hợp lý nhất trong thời kỳ mang bầu của bà mẹ là 10 – 12 kg.
- Nuôi con bằng sữa mẹ. Các mẹ nên cho trẻ bú sớm và bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Và mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú kéo dài cho đến khi bé được 24 tháng.
- Có chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất hợp lý cho trẻ. Bạn nên cho trẻ ăn uống đầy đủ và bổ sung dưỡng chất đúng thời điểm. Bạn nên cho trẻ ăn đủ số bữa theo đúng lứa tuổi và khẩu phần dinh dưỡng cân đối. Các mẹ nên phối hợp nhiều nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn của trẻ.
- Tập thói quen cho trẻ ngủ sớm và ngủ đủ giấc ngay từ khi còn nhỏ. Đây là cách phòng bệnh béo phì cho trẻ mầm non bạn cần lưu ý.
- Tăng cường thể lực cho trẻ qua một số hoạt động như trượt cầu tuột, bập bênh. Tốt nhất, bạn nên khuyến khích trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời.

3.2. Cách phòng bệnh béo phì ở trẻ em trong lứa tuổi học đường
- Bạn nên thường bổ sung sữa (không đường) để cải thiện dinh dưỡng và chiều cao cho trẻ. Ngoài ra, bạn không nên cho trẻ sử dụng các loại thức ăn nhanh, chiên rán và nhiều dầu mỡ.
- Đảm bảo nguồn vệ sinh an toàn thực phẩm và thức ăn dành cho trẻ. Bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn protein động vật và thực vật cho bé.
- Bạn nên cho trẻ sử dụng muối i-ốt với hàm lượng ít dưới 4 gram/ngày. Các mẹ không cho bé nên ăn mặn sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Nên tăng cường hoạt động thể lực thường xuyên cho bé. Bạn cần thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất và thích hợp.
- Trẻ cần được ngủ đủ giấc trung bình khoảng 8-10 giờ mỗi ngày.
Bài viết trên cũng đã giới thiệu cho các cách phòng bệnh béo phì cho trẻ nhỏ. Nếu bạn không có biện pháp phòng ngừa thì khi trưởng thành trẻ sẽ biến chứng nhiều bệnh lý. Vì vậy, bạn nên khuyến khích trẻ hoạt động thể thao để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng liên quan đến bệnh béo phì của trẻ.