Ôm, hôn có bị lây AIDS không? Bệnh nhân AIDS có thể quan hệ tình dục và có thai không?
Anh Bảo là các bộ y tế tại một cơ sở y tế chuyên về các bệnh truyền nhiễm ở Sài Gòn, hằng ngày anh ta thường nhận được những câu hỏi về việc lây truyền bệnh AIDS trong, chẳng hạn như những câu hỏi phổ biến sau:
“Bạn có thể bị nhiễm HIV khi hôn nhau?”
“Nếu một con muỗi đốt một bệnh nhân AIDS trước và sau đó đốt tiếp tôi, liệu tôi có bị AIDS không?”
“Nếu tôi tiếp xúc với thứ mà những người bị AIDS sử dụng, liệu tôi có bị lây nhiễm không? Nếu tôi có vết thương trên tay thì sao?”
Sau khi nhận được không ít những câu hỏi tương tự như trên trong quá trình làm việc, anh Bảo có nói: “Mặc dù đã có rất nhiều tài liệu khoa học phổ biến về bệnh AIDS, nhưng ngay sau khi những vấn đề này được hỏi, nhiều người bắt đầu thắc mắc về cách lây lan của nó. Thực tế, những con đường lây truyền bệnh AIDS là gì? Ôm, hôn có bị lây AIDS không?
Xem nhanh
Bị muỗi đốt, hôn, ôm … Có bị lây bệnh AIDS không?
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh nước ta, trung bình mỗi ngày trên thế giới có khoảng 6.000 ca nhiễm HIV mới. Nổi bật nhất là ở quốc gia tỷ dân, vào năm 2019, Trung Quốc báo cáo có 958.000 trường hợp nhiễm HIV còn sống, 20.999 trường hợp tử vong và tỷ lệ tử vong là 1,5, tức trên 100.000 trường hợp.
Bệnh AIDS nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao, hiện nay không thể chữa khỏi và chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, mọi người thường bàn về những người bị nhiễm AIDS, nhiều người nhìn người nhiễm HIV với một ánh mắt kỳ thị và từ chối bắt tay hoặc ôm họ vì sợ họ có thể bị nhiễm HIV.
Trên thực tế, thật tồi tệ khi người mắc bệnh AIDS bị mọi người xa lánh, kỳ thị , nguyên nhân là do những sai lầm trong hiểu biết của đa số mọi người về AIDS.
Sai lầm 1: AIDS có thể lây truyền qua muỗi đốt, hôn và ôm
Chỉ có 3 con đường lây truyền bệnh AIDS: qua đường máu, từ mẹ sang con và qua đường tình dục. Virus AIDS khi tách khỏi cơ thể người thì rất yếu và khó để con virus đó tồn tại. Vì vậy, bắt tay, ôm, hôn, hoặc dùng chung các phương tiện công cộng như nhà vệ sinh, bể bơi với bệnh nhân AIDS và muỗi đốt, về cơ bản sẽ không bị lây nhiễm AIDS
Sai lầm 2: Nhiễm HIV có nghĩa là bị AIDS
Sau khi bị nhiễm vi rút, HIV sẽ ủ bệnh trong cơ thể con người do hệ thống miễn dịch của con người có khả năng tự vệ. Thời gian ủ bệnh thường từ 2-10 năm, thậm chí lâu hơn và sẽ phát triển thành AIDS khi hệ thống miễn dịch suy giảm .
Sai lầm 3: Mang bao cao su khi quan hệ tình dục không thể ngăn ngừa HIV
Sai lầm nhé! Bao cao su có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây lan qua đường tình dục, với tỷ lệ bảo vệ trên 85% , giảm đáng kể nguy cơ lây AIDS khi quan hệ tình dục.
Sai Lầm 4: Người nhiễm HIV không thể có con
Nếu thực hiện tốt các biện pháp can thiệp từ y học và tuân theo chỉ định phác đồ điều trị của bác sĩ, xác suất lây truyền AIDS từ mẹ sang con có thể giảm xuống dưới 5% hoặc thậm chí thấp hơn.
Sai lầm 5: AIDS là bệnh nan y
Mặc dù chưa có thuốc hiệu quả để chữa khỏi bệnh AIDS nhưng HIV vẫn có thời gian ủ bệnh, chỉ cần tuân thủ điều trị thì thời gian phát bệnh có thể được kéo dài.
Bệnh AIDS chỉ có 3 con đường lây truyền chính
Bệnh AIDS lây qua đường máu
Các đường lây truyền AIDS qua đường máu bao gồm truyền máu, truyền các sản phẩm máu và phẫu thuật nha khoa, hoặc có thể do đánh nhau, dùng chung dao cạo có gây chảy máu. Nếu bạn dùng chung bơm kim tiêm chưa khử trùng với người nhiễm HIV, bạn sẽ bị nhiễm vi rút HIV khi con vi rút còn sót lại trong kim tiêm.
Bệnh AIDS lây qua đường tình dục
Lây truyền qua đường tình dục là con đường lây truyền HIV/AIDS phổ biến nhất, bao gồm mại dâm, gái điếm, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, không đeo bao cao su khi quan hệ tình dục, chơi qua đường hậu môn, quan hệ tình dục bằng miệng,…. Nếu cả hai bên đều bị nhiễm HIV/AIDS thì có thể quan hệ tình dục nhưng thời gian không nên quá lâu và tần suất quan hệ tình dục không được quá nhiều.
Nếu chỉ một bên bị nhiễm HIV, cuộc sống tình dục nên bị cấm cửa để tránh lây nhiễm cho người chưa bị nhiễm vi rút. Về vấn đề thai nghén, nếu mang thai ở giai đoạn đầu nhiễm HIV sẽ không ảnh hưởng nhiều nhưng giai đoạn sau cần kiểm tra, theo dõi thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.
Bệnh AIDS lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai
Nếu bản thân người mẹ là bệnh nhân AIDS thì đứa trẻ sinh ra cũng khó tránh khỏi lây nhiễm AIDS. Người nhiễm HIV nói chung không nên mang thai, vì trong thời kỳ mang thai, sinh nở hoặc cho con bú sau sinh, vi rút có thể truyền sang thai nhi hoặc em bé và gây nhiễm bệnh. Nhưng mọi người đều có quyền sinh con, rất may là việc lây truyền từ mẹ sang con có thể phòng ngừa và kiểm soát được. Trong trường hợp có can thiệp, tỷ lệ ngăn chặn thành công cao tới 99%.
Bạn có biết gì về sự lây lan của AIDS?
Kể từ khi bệnh AIDS lần đầu tiên được báo cáo, chỉ trong 30 năm, vô số người đã bị giết bởi con virus này. Bạn luôn cảm thấy rằng AIDS đang ở rất xa bạn, hầu như bạn không liên quan gì đến AIDS, nhưng không, đừng chủ quan bạn à, bạn không biết rằng nó đang ở xung quanh bạn đâu. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy luôn nâng cao nhận thức và cảnh giác về AIDS và phòng chống AIDS
Nguồn: https://yellowpa.info/