Ngày nay, bên cạnh nhồi máu cơ tim thì thiếu máu cơ tim (còn có tên gọi khác là bệnh mạch vành) cũng là một trong những căn bệnh thường xảy ra ở hệ tim mạch. Đây là hiện tượng các động mạch bị thu hẹp do chất béo hoặc các mảng bám hữu cơ bám vào thành động mạch. Lâu dần, dẫn đến chúng làm tắc nghẽn động mạch và làm tăng nguy cơ hình thành máu đông.Khi máu bơm đến động mạch tim bị chặn lại, dẫn đến thiếu oxy ở tim, suy yếu chức năng hoạt động hoặc các tế bào tim bị phá hủy, rất trầm trọng cho cơ thể nếu không biết cách ngăn ngừa. May mắn thay là chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.
Vậy thiếu máu cơ tim nên ăn gì và ăn như thế nào là thực sự phù hợp ?
Người bị thiếu máu cơ tim nên ăn gì ?
Quả thật trên thực tế không có loại thực phẩm nào có đủ khả năng giúp ta thoát khỏi hoàn toàn bệnh thiếu máu cơ tim. Nhưng việc ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm phù hợp kết hợp với luyện tập thể dục sẽ giúp phần nào chống chọi căn bệnh này. Món ăn cho người thiếu máu cơ tim cần đảm bảo yếu tố có lợi cho tim mạch để góp phần kiểm soát triệu chứng bệnh.
Trước tiên, hãy tập làm quen với chế độ ăn nhạt. Khi chế biến món ăn cho người thiếu máu cơ tim, không nên nêm nếm đồ ăn quá mặn. Cần hạn chế tối đa sử dụng các loại đồ ăn nhanh chứa nhiều muối, vì muối khiến bạn bị cao huyết áp, đau tim, nguy hiểm hơn là đột quỵ
Tiếp theo, giữ trái tim của khỏe mạnh bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, nhóm quả hạch, gạo lứt (óc chó, macca, hạnh nhân, hạt dẻ…), trái cây và các loại rau, củ. Nghiên cứu cho thấy nhóm thực phẩm này đóng vai trò tích cực trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim.
Các loại thực phẩm bổ máu, nuôi dưỡng tim khác nên thường xuyên sử dụng bao gồm:
Dầu thực vật
Ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu hoa cải, dầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu cũng có hàm lượng axit béo vào omega-6, omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch. Những loại dầu này có thể giúp cơ thể thuận lợi hơn trong quá trình tổng hợp cholesterol HDL thay vì dùng bơ hoặc mỡ động vật, chỉ chứa lượng chất béo cao không lành mạnh.
Dầu cá
Ngoài ra, các loại cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá hồi có chứa hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào. Đây là loại dưỡng chất có khả năng làm giảm chất béo bất lợi có hại cho cơ thể, làm tăng nồng độ cholesterol HDL, cải thiện độ đàn hồi của mạch máu để giảm nguy cơ đông máu ở động mạch.
Trái cây và rau củ quả
Trong các loại trái cây và rau, củ có chứa chất chống oxy hóa, sẽ giúp tế bào tim hoạt động khỏe mạnh hơn. Trái cây và rau, củ cũng là nguồn cung cấp axit folic quan trọng giúp giảm nồng độ axit amin homocysteine trong máu – yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim và cách bệnh lý tim mạch khác.
Đậu nành
Đậu nành là loại thực phẩm đặc biệt cho những người có nồng độ cholesterol LDL cao. Protein trong đậu nành giúp cơ thể kiểm soát hàm lượng cholesterol LDL trong máu.
Trà xanh
Trà xanh cũng chứa các hoạt chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể ngăn ngừa quá trình tích tụ chất béo trong động mạch. Những hoạt chất này cũng có thể hoạt động như một chất chống đông máu và cải thiện sự giãn nở của mạch máu để tăng lưu lượng máu dẫn đến tim.
Rượu vang đỏ
Nghe có vẻ khó tin nhưng đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng nếu uống một lượng rượu vang đỏ vừa phải mỗi ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện sức khỏe tim mạch. Các hoạt chất chống oxy hóa trong rượu vang đỏ giúp cơ thể tổng hợp cholesterol HDL (tốt) để loại bỏ nguồn cholesterol LDL (xấu) ra khỏi cơ thể.
Thực phẩm có chứa Vitamin E
Thông thường, có trong bơ và các loại rau xanh đậm màu. Tuy nhiên, vitamin E từ thực phẩm chức năng không có tác dụng tương tự. Cho nên, tích cực ăn thực phẩm chứa vitamin E tự nhiên thay vì dùng thực phẩm chức năng, sẽ đạt kết quả tốt hơn