Thiếu máu não suy nhược thần kinh có dấu hiệu và nguyên nhân là gì sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo một cách rõ ràng. Cũng như cho biết những thực phẩm bạn có thể bổ sung để cải thiện tình trạng thiếu máu lên não này nhé.
Hiện nay, thiếu máu não là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của một phần hoặc toàn bộ não bộ. Số ca tử vong xuất phát từ bệnh thiếu máu cục bộ lên não đang tăng lên từng ngày, báo động mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Vì vậy, mỗi cá nhân nên tổng hợp những thông tin liên quan để chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Xem nhanh
Dấu hiệu thiếu máu não suy nhược cơ thể
1. Đau đầu
Đau đầu thường xuyên là một trong những dấu hiệu điển hình của việc thiếu máu lên não. Tuy nhiên, các triệu chứng trên cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như căng thẳng, mệt mỏi, stress hoặc các bệnh lý khác. Vì vậy, nên tiến hành thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
2. Hoa mắt, chóng mặt
Chóng mặt, choáng váng khi thay đổi tư thế đột ngột. Nếu tình trạng trên kéo dài, ngày càng nghiêm trọng, kèm theo cảm giác ù tai mà không có yếu tố ảnh hưởng thì tuyệt đối không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu thiếu máu não suy nhược cơ thể, khó vận chuyển máu lên não.

3. Tê bì chân tay
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân thiếu máu não là ngứa ran, tê bì chân tay, đôi khi kèm theo cảm giác kiến bò dưới da. Một số trường hợp mỏi cơ theo vùng phân bố thần kinh. Ngoài ra, thiếu máu não còn là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng thần kinh như khó ăn, khó nói, liệt mặt, môi và hàm bị đơ.
4. Thị lực suy giảm
Hệ thống thần kinh trong não thường là một cấu trúc tương đối phức tạp. Nếu quá trình vận chuyển và lưu thông máu không diễn ra thuận lợi có thể khiến não bị thiếu oxy trầm trọng, dẫn đến suy giảm thị lực. Bệnh nhân có thể bị tổn thương dây thần kinh thị giác.
5. Mất ngủ
Ngủ không sâu giấc, thức giấc liên tục,… là những dấu hiệu cảnh báo tuần hoàn máu lên não có vấn đề. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu lên não nếu kéo dài sẽ gây rối loạn tâm lý, suy giảm trí nhớ, nguy hiểm hơn là trầm cảm.
Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu não suy nhược thần kinh
Thiếu máu não có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng bao gồm hai nhóm cơ bản:
1. Thiếu máu não do biến chứng của các bệnh
Xơ vữa động mạch: Theo thống kê gần đây, khoảng 80% bệnh nhân thiếu máu não có nguồn gốc từ xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa khiến thành động mạch dày lên, làm hẹp lòng mạch, cản trở máu lưu thông.
Tim: Các bệnh tim mạch nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ cản trở nghiêm trọng đến quá trình lưu thông máu lên não. Vì vậy, nên duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh để hạn chế những căn bệnh không mong muốn.
Tăng huyết áp hay cao huyết áp là nguyên nhân chính làm tăng áp lực máu lên thành mạch. Theo thời gian, thành mạch không thể được phục hồi, dẫn đến sự giãn nở và hình thành các tổn thương. Những tổn thương này gây ra chứng phình động mạch, chảy máu trong não hoặc cản trở quá trình lưu thông máu lên não.

2. Thiếu máu não do lối sống không lành mạnh
Căng thẳng kéo dài: Quá trình sống và làm việc sẽ thúc đẩy sản sinh ra nhiều gốc tự do, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến thành mạch và cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Nếu không có phương pháp kiểm soát hiệu quả có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đau nửa đầu, tai biến mạch máu não.
Lạm dụng thuốc lá và chất kích thích: Những người có thói quen sử dụng thuốc lá và các chất kích thích thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Một số chất độc hại trong thuốc lá đẩy nhanh quá trình hình thành các cục máu đông trong mạch máu, gây thiếu máu cục bộ.
Dinh dưỡng không hợp lý: Sử dụng nhiều chất béo, dầu mỡ, ít chất xơ là một trong những nguyên nhân dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa, ảnh hưởng xấu đến quá trình tuần hoàn máu.

Những thực phẩm tốt cho thiếu máu não suy nhược thần kinh
- Thịt bò: có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo, sản sinh hồng cầu, cung cấp oxy cho cơ thể và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch nhờ chứa nhiều sắt, protein, vitamin B2, B6 và sắt. B12.
- Thịt cá hồi: Loại thực phẩm này chứa nhiều chất có lợi cho hoạt động của não bộ như axit béo không no, khoáng chất kali, canxi, kẽm, các nhóm vitamin A, B6, D,…
- Hải sản: trong hải sản có chứa nhiều kẽm, sắt, Vitamin B12, axit amin,… Sử dụng hải sản đúng liều lượng mỗi ngày giúp giảm nhanh tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, đưa oxy lên não.
- Lòng đỏ trứng gà: giàu protein, chứa một lượng lớn canxi, sắt, phốt pho và các loại vitamin giúp thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu và tạo máu.
- Cải bó xôi, súp lơ xanh: Sử dụng súp lơ xanh và cải bó xôi hàng ngày giúp bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như sắt, Vitamin B12, Axit folic.
- Cà rốt: đây không chỉ là thực phẩm dễ chế biến, hương vị thơm ngon mà còn hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả vì chứa nhiều dưỡng chất Beta – Caroten, Vitamin C, D, A, E, kali, canxi, magie,…
Thiếu máu não suy nhược thần kinh là bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả thông qua chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng sức và luyện tập thể dục thể thao. Chủ động phòng bệnh giúp mỗi cá nhân duy trì sức khỏe ổn định, hạn chế các biến chứng nguy hiểm như suy nhược, thậm chí tử vong.