Bệnh trĩ đang ngày càng có xu hướng tăng cao và trẻ hóa dần ở nước ta. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại mà nhiều người không thăm khám để bệnh tình ngày càng nặng hơn. Điều này vừa làm ảnh hưởng cuộc sống vừa khiến cho sức khỏe bị suy giảm. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về cấp độ của bệnh trĩ và cách nhận biết để điều trị kịp thời.
Trĩ là căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến và không loại trừ bất kỳ đối tượng nào. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu các kiến thức về căn bệnh này để sớm có biện pháp phòng tránh. Dưới đây là một số thông tin về bệnh trĩ và cách nhận biết bệnh sớm nhất.
Xem nhanh
1. Trĩ là bệnh gì?
Trĩ là căn bệnh xuất hiện do sự co giãn quá mức của các dây tĩnh mạch nằm xung quanh hậu môn. Từ đó có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng phồng các mô tạo nên bệnh trĩ. Bệnh gồm 3 dạng chính:
- Trĩ nội: Thường búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn và sẽ trồi ra ngoài khi bệnh nặng.
- Trĩ ngoại: Lúc này búi trĩ thường nằm ở rìa bên ngoài của vùng hậu môn. Khi bệnh trĩ bắt đầu nặng hơn thì kích thước của búi trĩ ngày càng tăng. Từ đó chúng lây lan ra xung quanh hậu môn gây nên tình trạng viêm nhiễm.
- Trĩ hỗn hợp: Người bệnh mắc cả bệnh trĩ nội và cả trĩ ngoại.

Vậy làm thế nào để phân biệt 3 loại bệnh trĩ này và có cách nhận biết chính xác?
2. Cách nhận biết bệnh trĩ nội và trĩ ngoại qua các cấp độ
Bệnh trĩ bao gồm những cấp độ nào và cách nhận biết như thế nào? Bạn có phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại thông qua các cấp độ dưới đây:
2.1. Bệnh trĩ nội
- Cấp độ 1:
Lúc này trĩ mới xuất hiện nên khi nội soi sẽ thấy niêm mạc trực tràng có màu đỏ và mềm. Lúc này búi trĩ còn có kích thước nhỏ nên chưa thể lồi ra bên ngoài vùng hậu môn. Trong giai đoạn này người bệnh thường chỉ cảm thấy ngứa ngáy ở vùng hậu môn. Nhiều người cảm thấy khó chịu khi đi đại tiện và một số lại chảy máu.
- Cấp độ 2:
Ở mức độ này chảy máu nhiều hơn do bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Kích thước của búi trĩ cũng trở nên to hơn và có thể lòi ra ngoài hậu môn. Nhưng chúng vẫn có thể tự co lại vào trong được mà không cần bạn tác động. Khi nội soi sẽ thấy niêm mạc trực tràng có màu đỏ tím và bắt đầu tiết ra dịch. Đây là một dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ nội và cũng là cách nhận biết khi bị trĩ.
- Cấp độ 3:
Người bệnh thường sẽ thấy ngứa ngáy, đau rát và khó chịu hơn rất nhiều khi đi lại. Do kích thước của búi trĩ lúc này đã tăng lên niêm mạc vùng hậu môn cũng trở nên dày hơn. Bạn chỉ cần vận động nhẹ là búi trĩ có thể trồi ra ngoài và không thể tự co lại.
- Cấp độ 4:
Đây cũng chính là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ nội. Tới giai đoạn này, búi trĩ đã sưng phồng, lòi hẳn ra ngoài và cản trở lưu thông máu. Cho nên lúc này không có hiện tượng chảy máu nữa nhưng thay vào đó sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy. Từ đó có thể gây ra tình trạng ẩm ướt, viêm loét và thậm chí còn làm búi trĩ bị hoại tử.

2.2. Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại bao gồm những cấp độ nào và cách nhận biết ra sao? Bạn có thể nhận biết bệnh trĩ ngoại qua 4 cấp độ dưới đây:
- Thời kỳ thứ nhất:
Do bệnh trĩ mới xuất hiện cho nên chưa có những triệu chứng rõ rệt và khó nhận biết. Người mắc bệnh chỉ cảm thấy vùng hậu môn hơi cộm và ngứa rát.
- Thời kỳ thứ hai:
Xuất hiện những búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo do chúng đã bắt đầu bị lồi ra khỏi vùng hậu môn. Lúc đi đại tiện, người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu. Nếu hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
- Thời kỳ thứ ba:
Giai đoạn này sẽ xuất hiện máu khi đi đại tiện bởi vì búi trĩ đã bị tắc nghẹt. Cũng vì thế mà người mắc bệnh sẽ thường cảm thấy đau đớn ở hậu môn. Trong trường hợp nặng nhiều người còn bị thiếu máu và xuất hiện nứt kẽ ở hậu môn.
- Thời kỳ thứ tư:
Do đã bước vào thời kỳ nặng nhất nên kích thước búi trĩ tăng lên trông thấy rõ rệt. Búi trĩ sưng to gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu vô cùng. Nhiều trường hợp gây đau nhức dữ dội và viêm nhiễm ảnh hưởng đến mọi hoạt động.
3. Cách nhận biết khi bị trĩ

Khi đi đại tiện, xuất hiện máu đỏ tươi, không đau và có khối mềm sa ra ngoài. Nó có thể thụt vào hậu môn sau phân, hình dạng và màu sắc phân bình thường. Không có mủ và máu trong phân, có hiện tượng đau nhức bất thường thì có thể bạn đã mắc trĩ nội.
Có thể sờ thấy khối mềm nhô lên ở rìa hậu môn, không thể lau sạch phân sau khi đại tiện. Nếu mệt mỏi, hậu môn sẽ khó chịu, đau rát nhưng không có hướng điều trị. Lúc này bạn có thể bạn đang mắc bệnh trĩ ngoại. Vết sưng tấy thường xuyên lòi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Một phần sau khi đi vệ sinh, bạn sẽ cảm thấy hậu môn ẩm ướt và quần lót nhiễm nước. Có khối mềm ở rìa hậu môn thì rất có thể bạn đã mắc bệnh trĩ hỗn hợp.
Bài viết trên cũng đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh trĩ và cách nhận biết để điều trị kịp thời. Bệnh trĩ có thể điều trị nhanh chóng và hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh đã chuyển biến nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay để được điều trị thích hợp.