Đeo tai nghe khi xem phim và nghe nhạc là cách nhiều người lựa chọn để tránh ảnh hưởng xung quanh. Tuy nhiên, một số trường hợp lại xảy ra tình trạng ù tai sau khi đeo tai nghe quá nhiều. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ù tai này và làm sao để khắc phục?
Trong cuộc sống hiện đại, không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ đeo tai nghe ở mọi nơi. Do nhu cầu thưởng thức âm nhạc, phim ảnh tăng cao hay thậm chí là giải quyết công việc. Đặc biệt có một số ngành nghề đặc thù phải đeo tai nghe suốt 8 tiếng đồng hồ như telesales. Chính vì nhu cầu quá lớn và thói quen không lành mạnh mà nhiều người bị ù tai sau khi đeo tai nghe.
Thậm chí có nhiều trường hợp dẫn đến điếc tai mà không thể hồi phục lại được. Vậy làm thế nào để cải thiện trường hợp này và đeo tai nghe sao cho đúng để bảo vệ thính lực? Xin mời các bạn tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây của mình nhé.
Xem nhanh
Tại sao bạn lại bị ù tai sau khi đeo tai nghe?
Theo các chuyên gia, việc tiếp xúc âm thanh lớn quá lâu có thể làm hỏng tế bào lông trong ốc tai. Những tế bào này có trách nhiệm rung lên như một loại phản ứng với tiếng ồn xung quanh. Và nó sẽ gửi xung động đến não để phân tích thành các loại âm thanh. Khi bị hư hại, những tế bào lông này sẽ gửi đi các tín hiệu sai khiến não nhận thức không đúng.

Khi đeo tai nghe, âm thanh sẽ truyền thẳng qua ốc tai và dẫn đến gia tăng áp lực trong tai. Một số trường hợp có biểu hiện ù tai hay chóng mặt, nhức đầu,.. sau khi đeo tai nghe. Đó là những triệu chứng của một dạng chấn thương âm thanh cấp tính. Những dấu hiệu này sẽ biến mất sau khoảng một vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày. Hoặc về sau chúng sẽ để lại những di chứng về thính lực và thần kinh của bạn. Khi gặp phải trường hợp ù tai cấp tính bạn nên đến bác sĩ thăm khám ngay.
Những tác hại khác khi đeo tai nghe quá nhiều
Ngoài việc đeo tai nghe nhiều bị ù tai thì nó còn đem lại một số tác hại nguy hiểm sau:
2.1. Ảnh hưởng đến thính giác
Việc đeo tai nghe trong thời gian dài sẽ kích thích màng nhĩ và ốc tai ở nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt khi âm lượng vượt quá 85 decibel sẽ gây mỏi thính giác của bạn. Có một số tai nghe tần số cao có âm lượng có thể lên tới 110 decibel. Việc đeo chúng trong thời gian dài có thể gây mất hoặc hỏng thính giác. Ù tai sau khi đeo tai nghe chính là một dấu hiệu cảnh báo mà bạn nên lưu ý.
2.2. Mất tập trung
Nhiều người thích vừa nghe nhạc vừa đọc sách nhưng khi sử dụng tai nghe thì tiếng ồn là điều khó tránh khỏi. Ở trong môi trường ồn ào trong thời gian dài sẽ khiến con người mất tập trung. Thậm chí một số trường hợp gây ra chóng mặt, nhức đầu, khó nghe và ù tai.
2.3. Dễ gây tai nạn giao thông

Nhiều người sử dụng tai nghe khi đang trên đường đi làm và bên tai nghe nhạc lớn. Điều này là họ không phát hiện kịp thời các tình huống nguy hiểm xung quanh. Từ đó sẽ làm tăng tỷ lệ xảy ra tai nạn giao thông.
2.4. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai
Nếu sử dụng tai nghe trong thời gian dài mà chúng không được vệ sinh thường xuyên. Thì rất có thể nhiều vi khuẩn và vi rút dễ dàng sinh sôi, phát triển. Mầm bệnh sẽ theo ống tai nghe vào tai gây viêm tai hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, khi vệ sinh tai nghe, bạn có thể thường xuyên sử dụng cồn 75% để sát trùng cục bộ.
Các cách làm giảm ù tai sau khi đeo tai nghe hiệu quả nhất
Nghe tai nghe bị ù tai sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy để khắc phục tình trạng ù tai sau khi đeo tai nghe bạn có thể áp dụng các cách sai:
3.1. Chọn tai nghe phù hợp
Trước hết, bạn hãy chọn tai nghe có chất lượng âm thanh tốt và ít gây tạp âm. Môi trường âm nhạc chất lượng được cung cấp bởi tai nghe âm thanh tốt. Loại này sẽ che chắn được tiếng ồn và có thể làm giảm đáng kể áp lực khi nghe hai tai. Lưu ý mọi người đừng ham rẻ mà mua tai nghe giá thấp và kém chất lượng.
Thứ hai, hãy cố gắng chọn những chiếc tai nghe không cần phải nhét vào tai. Vì chúng sẽ khó gây ảnh hưởng đến ống tai và màng nhĩ, ít gây tổn thương cho tai. Nếu cảm thấy quá bất tiện khi ra ngoài, bạn có thể sử dụng kiểu nhét trong tai. Tuy nhiên phải giảm âm lượng và kiểm soát thời gian đeo để tránh ù tai.

3.2. Không đeo lâu
Không đeo tai nghe quá lâu. Nói chung, người lớn không nên đeo tai nghe hơn 3 đến 4 giờ một ngày. Trong khi trẻ vị thành niên chưa đủ trưởng thành thì nên sử dụng tai nghe hơn 2 giờ một ngày. Và bạn ở lứa tuổi nào, cũng đừng nghe nó trong vài giờ liên tục. Tốt nhất là bạn nên nghỉ giải lao sau mỗi nửa giờ đeo tai nghe.
Nếu tai đã khó chịu trước những thời điểm này, tốt nhất bạn nên tháo tai nghe ra ngay lập tức. Và ngừng sử dụng trong vài ngày, sau đó đeo tai nghe khi tai trở lại bình thường.
3.3. Âm lượng phải thấp
Để tránh ù tai sau khi đeo tai nghe, bạn không nên nghe với âm lượng quá lớn. Tốt nhất bạn nên để âm lượng ở 40 – 60 decibel (hoặc nhỏ hơn một chút). Chỉ cần bạn có thể nghe rõ được nội dung và cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
3.4. Khử trùng thường xuyên
Nhiều người không có thói quen vệ sinh tai nghe, nhưng nó là khu vực dễ bám bụi bẩn nhất. Khi đeo tai nghe, không khí khó lưu thông và nhiệt độ trong tai tăng cao, vi khuẩn dễ sinh sôi.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi đeo nút tai, số lượng vi khuẩn trong tai sẽ tăng lên gấp 11 lần. Làn da mỏng manh của chúng ta đặc biệt dễ bị tổn thương do lỗ chân lông tiết nhiều bã nhờn. Và mất cân bằng nội tiết tố khiến bộ phận này trở thành nơi chứa nhiều bụi bẩn. Từ đó có thể gây ra viêm, nhiễm trùng tai và thậm chí là dẫn đến điếc.
Vì vậy, để giảm thiểu những trường hợp không mong muốn nêu trên. Tốt nhất bạn nên hình thành thói quen vệ sinh thường xuyên, lau nhẹ bằng khăn ướt.
Ù tai sau khi đeo tai nghe là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về tai rất nguy hiểm. Do đó, bạn nên sử dụng tai nghe đúng cách để bảo vệ thính lực tốt nhất. Khi cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường về tai thì nên đến bác sĩ để thăm khám ngay.